Người lớn hay tưởng rằng bọn trẻ con là... ngu dại lắm, nhưng khi tôi nuôi và dạy dỗ hai đứa con, tôi mới thấy suy nghĩ như vậy hoàn toàn lầm. Tụi nhỏ hành động theo bản năng, theo tư duy của chúng hầu như rất có hiệu quả. Tôi đã thử học theo cách hành xử của chúng và chợt nhận ra là rất được việc...Chúng ta - những người lớn - phụ thuộc vào nhiều nguyên tắc của cuộc sống và chúng ta làm mọi chuyện trở nên rắc rối hơn, khó xử hơn. Còn trẻ con, chúng là những THIÊN SỨ trong sáng, chúng thường đến với chân lý một cách giản đơn. Tôi đã học được từ chúng nhiều cách xử sự trong đời mà tôi goi là LỐI HÀNH XỬ CỦA CÁC THIÊN SỨ.
- Khi tôi rất tức giận vì con mình có lỗi gì đó, tôi mắng nó một thôi một hồi. Đứa bé không cãi gì mà chỉ "vâng ạ!" Thế là mọi cơn giận trong người tôi bỗng tiêu tan! Tôi lại cảm thấy MÌNH RẤT VÔ LÝ KHI MẮNG ĐỨA TRẺ CON MÀ NÓ CHẲNG HIỂU GÌ.
Ở cơ quan tôi, ai cũng biết có một người ghê gớm, rất hay cà khịa mọi người. Một bận, tôi bị người đó mắng cho tới tấp, tôi kệ cho nói thoải mái rồi nhìn người đó, hỏi rất bình thường (không chút tức giận nào mới được): "Thế ạ?" Người đó cụt hứng quay đi. Thế là tôi đã hóa giải được một trận cãi nhau... Mà đã lời qua tiếng lại thì thể nào cũng giận nhau, nhưng sau lần đó người ta chẳng chấp tôi, lại vui như Tết! - Khi bé, bọn trẻ con luôn luôn đi dép trái chân, tôi cằn nhằn thì chúng trả lời dứt khoát: "Trái cũng là chân con, phải cũng là chân con. Con đi vào chân 2 chiếc là đủ". Tôi hiểu ra rằng ĐỒ VẬT SỞ HỮU CỦA NÓ, NÓ MUỐN SỬ DỤNG THẾ NÀO MÀ CHẲNG ĐƯỢC?
Cộng đồng người Việt hay có nhận xét về đầu tóc, cách trang điểm, trang phục của người khác. Mỗi lúc họ nhận xét về không thích cái tóc hay cái áo mới của ta thì hãy trả lời dứt khoat: "Xấu cũng là đầu tớ, đẹp cũng là đầu của tớ..." Vài lần như vậy không ai nhận xét gì mình nữa, mình đã ra ngoài tầm SOI! - Bọn bé vốn ăn tham, đã có món ăn khoái khẩu nào là chúng giữ rất cẩn thận và thường rất khó chia phần cho người khác. Một lần, con bé 4 tuổi của tôi mang 1 gói ô mai đến công sở. Bốn bác gái ăn nói ghê nhất xúm vào xin nó 1 viên ô mai, nó không muốn cho, nhưng trong quá trình đối đáp, không có một câu nào nó nói "không cho": nó chỉ đưa ra các lý do hết sức dễ thương và hợp lý như "ăn ô mai đau bụng đấy", hoặc "các bác nhiều người thế thì làm sao chia đủ?", v.v...
Áp dụng: nếu ta không muốn cho ai cái gì thì hãy tìm lý do dễ nghe nhất mà từ chối, chứ đừng từ chối thẳng thừng: "Không được!"
Chớ nghĩ trẻ em, những THIÊN SỨ, là ngu dại... - Một lần, con tôi nhất định ngồi xe máy của mẹ, không chịu vào trong nhà. Tôi hỏi con: "Sao cứ ngồi ngoài trời nắng vậy?" Nó thì thầm: "Con vào để bác ấy lấy xe máy của mẹ a?" Có một bác nói đùa, trêu nó vậy, nó tưởng thật, nhưng tôi cũng học được bài học "phải bảo vệ quyền lợi, của cải của minh, không được sao nhãng".
- Tôi rất bực mình vì bố của tụi trẻ cứ rong chơi hoài, không mấy khi về nhà đúng giờ. Càng về muộn tôi càng tức giận và sai phái các con làm việc nọ, việc kia, rồi lôi những chuyên đâu đâu ra mắng chúng nó. Bỗng tôi nghe thấy một đứa nói: "Giận cá chém thớt!"
Từ đấy tôi tim cách hóa giải nỗi giận trong mình, chứ không trút giận vô cớ lên người khác. - 6. Một lần, tôi bắt con tôi tập đàn, nó không chịu tôi bèn lấy cái thước kẻ vụt vào mông nó mấy cái, nó khóc tôi bắt nó ra buồng tắm lau mặt rồi vào tập. Nó vào buồng tắm và tôi nghe tiếng nó gào to: "Cha bố tổ sư đồ con lợn" (đấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi nghe con bé 5 tuổi của tôi chửi bậy).
Tôi rất buồn cười khi thấy nó vào, mặt mũi đã ráo nước mắt. Tôi nghiêm mặt hỏi: "Con vừa chửi ai đấy?" "Con có chửi ai đâu". "Mẹ nghe thấy con nói ai là đồ con lợn?" Nó òa khóc: "Con chửi con ạ". Thế thì cũng đành cho qua chứ biết sao, nhưng sau đó con bé ngồi đánh đàn rất hăng, nó đã xả hết tức bực trong lòng.
Cách áp dụng để xả nỗi tức giận trong lòng (ví dụ ở câu 5), tôi sẽ lên sân thượng và... chửi rất to ông chồng ham chơi, thế là khi xuống nhà tôi đã tươi tỉnh với các con. Tôi mách cho nhiều đồng nghiệp thế, mọi người đem áp dụng đỡ cãi cọ vợ chồng! - Mỗi lần chở con đi đến chỗ rẽ, tôi bảo con: "Giơ tay xin đường". Tôi đinh ninh là nó xin đường cho tôi bình thường, nhưng một lần quay lại tôi thấy nó chỉ chìa mỗi khuỷu tay ngắn xíu ra vẫy vẫy bàn tay. Tôi nói: "Con vẫy gì như chim cánh cụt vậy, ai nhìn thấy?" Nó đáp: "Con giơ cả cánh tay ra để người ta đâm vào à?"
Khi chở một chị đi trên đường, tôi kể cho chị ấy nghe chuyện vẫy tay kiểu chim cánh cụt của bé con, đến chỗ rẽ tôi quay lại nhìn thì chợt phì cười vì chị ấy cũng đang vẫy kiểu chim cánh cụt để xin đường (nhiều lần khác tôi chở chị ấy rồi, chị ấy đâu có làm thế). Tôi buồn cười quá khi nghe chị ấy nói: "Trẻ con nói đúng đấy, giơ cả cánh tay ra nhỡ xe sau tông vào thì sao?"
Hải Âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét